Translate

Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2015

TIẾN HÓA HẤP DẪN TRONG SINH HỌC PHÂN TỬ - PHẦN KẾT LUẬN



1. Tiến hóa sinh học có xu hướng tạo nên những hình thái tiếp xúc tối đa với môi trường - xu hướng Smax. Nhưng vật chất sống lại có xu hướng tăng độ ngưng tụ - xu hướng Smin. Sinh hệ luôn luôn “cân nhắc” hai xu hướng này để tổ chức lại vật chất, tạo ra hệ nhiệt động tối ưu cho từng hoàn cảnh.
Xu hướng Smax có thể do cơ chế chọn lọc tự nhiên tạo nên. Nó là hệ quả tương tác giữa môi trường và cơ thể. Thế nhưng, xu hướng Smin diễn ra dưới áp lực nào?
2. Trong vũ trụ, từ kỷ nguyên Planck đến khi hình thành môi trường nước trên Trái đất, tồn tại hai xu thế ngưng tụ vật chất: Xu hướng ngưng tụ suy biến, dẫn tới hình thành các thiên thể có mật độ vật chất siêu cao và xu hướng ngưng tụ nguyên tố, dẫn đến hình thành trên 100 nguyên tố hóa học và các hợp chất đơn giản.
Sự tổng hợp các nguyên tố được duy trì nhờ phản ứng hạt nhân. Lực hấp dẫn có xu hướng đẩy vật chất tiến tới sụp đổ. Phản ứng hạt nhân chỉ là hệ quả của lực hấp dẫn khi nén vật chất đến nhiệt độ quá cao, nhưng lại trở thành lực chống hấp dẫn. Tiến hóa vũ trụ đã xảy ra nơi tranh chấp giữa hai thế lực. Lực hấp dẫn là động lực tiến hóa vũ trụ, hình thành thiên hà, hình thành sao, hình thành nên môi trường nước trên Trái đất.
3. Môi trường nước tạo nên ba điều kiện cần thiết để có quá trình ngưng tụ amphiphilic và sự sống ra đời: Ổn định nhiệt độ bề mặt Trái đất ở miền 300K, hòa tan các chất làm cho chúng có cơ hội tiếp xúc nhau, chống lại lực hút Trái đất, là môi trường để các chất amphiphilic tiến hóa ngưng tụ dẫn tới hình thành sự sống.
        4. Ngưng tụ amphiphilic cũng diễn ra nơi tranh chấp giữa hai xu thế: Hòa tan do có nhóm phân cực và ngưng tụ do có nhóm hydrophobic. Do hiệu ứng hydrophobic, hay nói rộng hơn, do tuân thủ định luật II, mà vật chất đã ngưng tụ lại để hình thành sự sống. Tiếp đó sự sống đã vận dụng định luật II một cách khá tinh vi để tổ chức lại vật chất, có cấu trúc linh động, có khả năng vận chuyển và bảo toàn năng lượng với hiệu suất rất cao. Điều đó chỉ có thể xảy ra đối với các phân tử amphiphilic trong môi trường nước và ở miền 300K.
5. Hấp dẫn là bản chất của vật chất, nó xuyên suốt lịch sử tiến hóa vũ trụ và là động lực ngưng tụ phân tử trong quá trình tiến hóa sinh học. Tiến hóa vật chất nói riêng, và các quá trình tiến hóa nói chung, luôn luôn diễn ra nơi ranh giới giữa hai hoặc nhiều chiều hướng khác nhau, đó là trạng thái gần cân bằng. Ở đó tốc độ mọi quá trình chậm lại nên tạo điều kiện cho tiến hóa lựa chọn trạng thái có lợi nhất, đồng thời cũng sẵn sàng đập vỡ cái cấu trúc không tối ưu vừa hình thành.
6. Tiến hóa sinh hệ là quá trình ngưng tụ hydrophobic, hướng về miền có lợi nhiệt động, miền 300K. Trong khi đó Trái đất đang nóng lên. Vì thế, một tai họa “Chết nhiệt phi Clasius” có thể xảy ra đối với sinh hệ, nếu không có biện pháp ngăn ngừa.
7. Tiến hóa và ý thức hệ: Từ cách nhìn của tiến hóa tự nhiên: Sự tự tổ chức hay là sự hoàn thiện cấu trúc là bản chất của tiến hóa, nhằm hướng tới một trạng thái bền vững và chuyển hóa năng lượng có hiệu quả hơn. Có thể xem xã hội loài người như một hệ nhiệt động. Mỗi cá nhân hay mỗi gia đình là những cấu tử trong đó. Mỗi cấu tử là một “phân tử amphiphilic”. Nó mang hai đặc tính trái chiều: Tư hữu và Nhân văn. Tiến hóa xã hội là quá trình tự tổ chức lại các cấu trúc hài hòa hai đặc tính đó của mỗi thành viên trong xã hội.

Thứ Ba, 1 tháng 9, 2015

RƯỢU NƯỚC CỐNG


Một hôm, vợ Tám bảo Tám đi lên Chương Mỹ, mua con lợn về nuôi. Tám đạp xe lên thì người ta bảo hôm nay không có ai giao lợn, lại lủi thủi đạp xe về. Khi Tám đến gần Ba La thì có mấy đứa bé vẫy. Tám dừng lại. Chúng nó bảo có bịch rượu lậu ngon lắm, của bọn buôn trên xe, sợ công an khám nên ném xuống, chúng cháu nhặt được. Trước đây Tám cũng đã có ý định mua một ít rượu ngon để ngâm thuốc. Hôm nay gặp chuyện này, mới nghe đã thấy muốn mua. Sau đó chúng nó bảo chú nếm mà xem. Tám nếm, đúng là rượu cực kỳ ngon. Tám hỏi giá, rồi mặc cả, cuối cùng chúng nó bán với gía cũng rẻ. Mua xong, Tám buộc bịch rượu  sau xe đạp, đạp về nhà.

Quá ngã ba Ba La khoảng năm trăm mét thì đột nhiên nghe tiếng còi bên tai, rồi một cái xe ba bánh của công an đổ xịch trước mặt Tám. Trên xe có hai chú công an. Một ngồi trong thùng, một cầm lái. Chú ngồi trong thùng xe nhảy xuống, bảo ngay với Tám: “Anh buôn rượu lậu, về đồn làm việc”. Vừa nói chú ta vừa túm chặt lấy xe đạp Tám. Tám chẳng hiểu mô tê gì cả, nhưng đành phải theo.

Về đến đồn, có hai chú công an nữa ra hợp sức. Họ hối hả cởi bịch rượu trên xe đạp Tám ra, đặt vào một cái nồi nhôm to rồi mở túi rượu. Vừa mở ra thì có mùi khó chịu. Họ đổ ra, toàn nước cống. Họ thất vọng bảo Tám: “Anh dọn hết rồi mà đi đi”. Tám chẳng thèm nhìn lại cái túi ni lông đựng “rượu” nữa, lên xe đạp đi luôn. Thế là Tám bị lừa. Bọn trẻ con buộc một cái túi rất nhỏ rượu ngon vào bên trong túi nước cống, rồi buộc một cái ống nhỏ vào túi con để nếm được. Lúc nếm là nếm rượu trong túi con này. Tám bị trẻ con lừa. Công an cũng bị lây.

Thứ Năm, 26 tháng 2, 2015

CHẾT NHIỆT PHI CLAUSIUS



CHẾT NHIỆT CLAUSIUS


Trước đây, dưới quan niệm nhiệt động học, Clausius và trường phái của ông đưa ra giả thuyết cho rằng: Vũ trụ là một hệ kín, do đó các quá trình trong tự nhiên đang hướng tới trạng thái cân bằng. Lúc đó sẽ không có sự chuyển năng lượng lượng nhiệt thành năng lượng khác, không có quá trình sinh công, mọi quá trình bị đình chỉ, vũ trụ rơi vào cõi chết. Họ viết: Các xu thế tự nhiên liên tục dừng lại, sự sống của chúng đang tắt lụi. Trong cái vô tận đã và đang hiện rõ dấu hiệu chết chóc của thế giới (Sukarep 1912). Cũng quan điểm đó, một tác giả khác viết: Thế giới sẽ chết trong sự phân bố đồng đều năng lượng nhiệt vũ trụ. Năng lượng sáng tạo hình thành đa dạng vũ trụ đang bị triệt tiêu ( Berjarev,  Petrusenko 1971).
Mặc dầu đương thời thuyết này được tôn giáo lợi dụng triệt để, nhưng cũng có nhiều nhà khoa học phản bác. Boltzmann cho rằng giả sử cân bằng nhiệt có thể xảy ra,  nhưng vì vũ trụ vô cùng rộng lớn nên luôn luôn có những thăng giáng, từ thăng gián nhỏ ở mức phân tử sẽ trở thành thăng giáng ở mức lớn hơn, cuối cùng dẫn đến sự phá vỡ trạng thái cân bằng nhiệt.
Về sau khoa học đã khẳng định “Chết nhiệt Clausius” không thể xảy ra, vì vũ trụ không thể là hệ kín, lại càng không thể là hệ cô lập, tự nhiên là một hệ hở ( Petrusenco 1971, Blumeneld 1977 ). Một triết gia đã viết: Không thể có sự triệt tiêu vật chất về định lượng cũng như định tính, tức là không có sự triệt tiêu khả năng vật chất chuyển từ dạng này sang dạng khác. Bản thân vật chất và các tính chất cơ bản của chúng bao gồm cả khả năng chống lại chống lại sự chết nhiệt do các quá trình độc lập (Kozưrev 1963). Chết nhiệt Clausius chắc chắn không xảy ra, nhưng hiện tại, vật chất sống – trạng thái tiến hóa cao nhất của vật chất – đang phải đương đầu với một nguy cơ: Môi trường sống đang nóng lên và rồi hậu quả sự sống sẽ ra sao?

VẬT CHẤT SỐNG VÀ MIỀN 300K

Như đã biết, sự sống chỉ tồn tại và phát triển ở miền 25 – 300C. Những loài sinh vật có trình độ tiến hóa cao có thân nhiệt trong khoảng 420C – 370C. Rõ ràng sinh vật có thể thích nghi với môi trường để tồn tại, nhưng khả năng đó không phải là vô hạn. Có một miền tối ưu cho sự sống. Snoll (1979) cho rằng yếu tố quyết định hướng sự tiến hóa sinh vật tới dạng máu nóng là nhằm bảo đảm tốc độ lan truyền kích thích thân kinh chứ không phải theo nhu cầu tốc độ phản ứng enzym, tiến hóa sinh sọc là quá trình hoàn thiện về mặt động học (kinetic). Máu nóng là nhằm ổn định trạng thái gel-sol của màng sinh học, tính mềm mại của trạng thái này là một thuận lợi đối với sự lan truyền tín hiệu kích thích. Điều chúng ta chưa rõ là tại sao màng tế bào lại có thành phần photpholipid sao cho điểm chuyển tướng (gel-sol) nằm trong khoảng 36 – 400C, tại sao ngay trong nhánh động vật máu nóng thân nhiệt cũng biến đổi theo hướng giảm từ chim (420C), đến động vật có vũ bậc thấp (390C) đến người (370C). Có thể cho rằng “máu nóng” có liên quan đến hàng loạt vấn đề như: Thành phần acid béo của màng tế bào, chiều dài mạch hydrocarbon của acid béo trong lipid màng, số nguyên tử trong amino acid của protein trong cơ thể, hoạt tính enzym...

NHIỆT ĐỘ VÀ HOẠT TÍNH ENZYM

Qua một số kết quả nghiên cứu, chúng ta có thể tóm tắt một số điển đáng chú ý về mối liên hệ mật thiết giữa enzym và nhiệt độ như sau:
- Hầu hết các enzym đều có hoạt tính tối ưu ở khoảng nhiệt độ  300C – 400C.
- Năng lượng ổn định enzym có giá trị lớn nhất ở miền 300C (Privalov 1974).
- Dưới tác động của ure, protein sẽ biến tính, nhưng ở khoảng 200C – 250C tốc độ biến tính rất chậm so với khi xét ở nhiệt độ khác (Simpson, Kauzman 1953).
- Etanol làm giảm rõ tính bền nhiệt của protein chỉ khi nồng độ đạt trên 5% và nhiệt độ trên 250C. ở nhiệt độ thấp hơn và nồng độ etanol dưới 5% protein lại tỏ ra bền vững hơn. Rất có thể, có một điểm nhiệt độ, ở đó tương tác hydrophobic giữa protein và dung môi có một sự thay đổi đột biến (Privalov 1987).
- Trên cơ sở dữ liệu của Privalov (1987) có thể xây dựng được mối quan hệ giữa nhiệt độ và năng lượng biến tính của protein:
∆G = ∆H(T0) - T∆S(T0) – 1/2∆Cp [(T0 – T)]/T.
Khảo sát phương trình này cho thấy năng lượng biến tính ∆G biến thiên rất rõ ở miền 300C -450C.
Nhiệt chuyển tướng (Tk) của protein thường nằm trong khoảng 260-320C, phù hợp với nhiệt chuyển tướng của một số hydrocarbon đã khảo sát (Wetlaufer 1964). Điều đó chứng tỏ các gốc hydrocarbon, thuộc các gốc trong các amino acid của protein, có một vai trò quyết định đối với sự chuyển tướng của protein. Tại nhiệt độ chuyển tướng năng lượng cấu hình và năng lượng liên kết trong protein gần như chuyển hóa hoàn toàn cho nhau, vì tại đó ta có:

Tk = ∆H/∆S, suy ra:
∆H (năng lượng liên kết)  =
∆S.Tk (năng lượng cấu hình).
Vì thế, ở nhiệt độ này (Tk) cấu trúc phân tử protein rất linh động, chúng có khản năng chuyển qua một số trạng thái khác nhau dưới tác động các kích thích nhỏ, vì thế chúng có khả năng sử dụng rất hiệu quả năng nượng trong các phản ứng xúc tác. Theo Blumenfeld (1987) hiện tượng dao động cấu hình protein xảy ra do chuyển động tương hỗ giữa các domain cấu trúc, chúng bao hàm cả các gốc hydrophobic trong mạch phân tử.
Protein thuộc dạng cấu trúc không cân bằng, hay còn gọi là cấu trúc linh động. Chúng có khả năng dao động cấu hình, người ta vẫn ví enzym như “trái tim phân tử”. Nhờ đó năng lượng kích thích, do tác động của phân tử bé hay do kích thích của một tín hiệu điện..., được lan truyền khắp phân tử và tập hợp phân tử. Đó là một cơ chế tự điều chỉnh của protein, nó tạo cho protein khả năng tự ổn định cấu trúc đối với các tác động bên ngoài. Tuy nhiên, khả năng này của protein chỉ có thể thực hiện được khi chúng tồn tại ở miền nhiệt độ Tk . Như đã xét ở trên, đó là miền 300K (250C – 350C).

Từ các dữ liệu trên có thể kết luận rằng: Tiến hóa sinh học, hướng tới động vật máu nóng với thân nhiệt 370C – 420C, chính là hướng tới trạng thái bền vững linh động của protein nói riêng và của cấu trúc tế bào nói chung.

CƠ CHẾ VẬN CHUYỂN NĂNG LƯỢNG

Theo Karacev (1989), trong phản ứng xúc tác enzym, năng lượng tương tác giữa chất nền và enzym được vận chuyển theo hệ liên kết hydrogen liên hợp (LKHLH). Một trong những yếu tố cơ bản đảm bảo sự kéo dài thời gian lưu của năng lượng tương tác chất nền – enzym là chúng phải ít bị tiêu tốn khi vận chuyển trong hệ LKHLH.
Các nguyên tử tham gia trong hệ LKHLH chủ yếu là O và N. Khi năng lượng vận chuyển trong hệ LKHLH (có thể là sự chuyển dịch electron) mật độ electron của các nguyên tử này thay đổi. Do đó proton (H+) trong liên kết hydrogen có thể dịch chuyển qua lại giữa hai nguyên tử tham gia liên kết hydrogen, vì thế góc hóa trị của hai nguyên tử này thay đổi. Điều đó sẽ dẫn đến sự dịch chuyển của các gốc (thuộc các amino acid trong protein). Như vậy là sự chuyển dịch năng lượng trong hệ LKHLH liên quan chặt chẽ với năng lượng chuyển cấu hình các gốc phân tử. Sự dịch chuyển các gốc phân tử do vận chuyển năng lượng sẽ tạo nên một làn sóng cấu trúc trong phân tử enzym. Chính sóng cấu trúc đó đã hỗ trợ cho sự dịch chuyển năng lượng. Như vậy năng lượng vận chuyển trong phân tử enzym gắn liền với sóng cấu trúc dao động cấu hình. Đavưđov (1979) gọi đó là cơ chế soliton.
Sóng cấu trúc trong phân tử enzym tạo ra do sự dich chuyển các gốc, sự dịch chuyển của các gốc lại liên quan với nhiệt độ. Do đó sự vận chuyểnnăng lượng liên quan đến nhiệt độ. Các gốc phân tử trong protein không ở trạng thái tự do, mà luôn luôn tham gia các liên kết, như liên kết hydrogen, liên kết (tương tác) hydrophobic... Để sóng cấu trúc được tồn tại, các gốc phân tử trong hệ LKHLH phải có độ linh động nhất định, có nghĩa là chúng chỉ tham gia những liên kết có độ bền thích hợp. Khi xét độ bền liên kết, chúng ta thấy năng lượng liên kết ion và năng lượng liên kết hydrogen khá lớn. Ngươc lại, liên kết hydrophobic chỉ nằm trong khoảng 0,7 kcal/mol gốc -CH2, tương đương với năng lượng dao động nhiệt ở miền 300K (0,6 – 0,7 kcal/mol). Như vậy protein chỉ linh động cấu hình và vận chuyển năng lượng tốt khi chúng tồn tại ở miền 300K.
Nghiên cứu màng tế bào cũng cho thấy màng luôn luôn được cấu tạo bởi các thành phân phopholipid sao cho nhiệt chuyển tướng nằm ở miền 20 – 400C, tức là miền 300K. Điều này cho thấy giữa protein và màng tế bào có quan hệ khăng khít nhau trong việc vận chuyển năng lượng.

CHẾT NHIỆT PHI CLAUSIUS

Như đã xét ở trên, enzym có một miền nhiệt độ tối ưu, miền 300K. Ở miền này cấu trúc protein linh động bền vững, năng lượng chuyển tướng bé, hoạt tính cao. Cấu trúc màng tế bào cũng bao gồm các thành phần sao cho điểm chuyển tướng nằm ở miền nhiệt độ này. Ở các công trình nghiên cứu khác (Nguyễn bá Trinh 1994), chúng tôi cũng đã chứng minh rằng ADN tiến hóa theo hướng giảm dần tính bền nhiệt do tăng cường sớ liên kết hydrophobic trong phân tử. Thân nhiệt ở loài chim là khoảng 420C, ở động vật có vũ bậc thấp là 390C  và ở người là 370C. Như vậy, theo trình độ tiến háo tăng dần, thân nhiệt có xu hướng chuyển về gần miền 300K hơn. Xu hướng đó phù hợp với xu thế tiến hóa của các phân tử quan trọng trong cơ thể.
Xét lịch sử biến đổi nhiệt độ bề mặt trái đất cho thấy, chúng giảm dần, nghĩa là phù hợp với xu hướng tiến hóa sinh học. Rõ ràng xu hướng tiến hóa sinh học được hỗ trợ bơi xu hướng biến đổi nhiệt độ của bề mặt Trái đất. Thế nhưng từ khi loài bước vào kỷ nguyên công nghiệp, cùng với sự gia tăng dân số là sự gia tăng sử dụng nhiên liệu hóa thạch, dẫn đến tình trạng mặt đất đang nóng lên. Xu hướng đó ngược với xu hướng tiến hóa sinh học, không có lợi cho quá trình tiến hóa sinh học. Đến một thời kỳ nào đó, chắc chắn nhiệt độ bề mặt Trái đất sẽ vượt quá miền tối ưu của sự sống. Khi đó sự sống sẽ rơi vào trạng thái không có tiến hóa tiến bộ. Trạng thái này xảy ra ngay trong hệ sống – hệ hở có trao đổi chất và năng lượng với môi trường. Có thể gọi đó là trạng thái “Chết nhiệt phi Clausius”

Gần đây, vấn đề nóng lên toàn cầu đã được nhiều hội nghị quóc tế bàn đến. Nhiều đề án chống biến đổi khí hậu đẫ được triển khai. Chúng ta hy vọng rằng với sự nổ lực đó của mọi quốc gia trong mái nhà chung Trái đất, thảm họa nhiệt sẽ không diễn ra.
g y � n � o �pF � nổ lực đó của mọi quốc gia trong mái nhà chung Trái đất, thảm họa nhiệt sẽ không diễn ra.

Thứ Hai, 8 tháng 9, 2014

ĐƯỜNG ĐẾN CHÍN RỒNG, NXB VĂN HỌC 2014 (trích đoạn)


Chăn trâu nhà người

Mới bước vào đợt giảm tô cải cách ruộng đất, nhà Tám đã bị bao vây. Lúa khoai gia đình Tám trồng bị thu hết sạch. Cả nhà không có cái ăn. Mẹ kế Tám phải lặn lội đi vay. Vay từng bơ gạo, từng rổ khoai. Cha Tám cũng đi vay. Sau này ông cụ mất, nhiều người còn nhắc lại món nợ, nhưng họ thương cha Tám, chỉ nhắc cho biết. Mỗi bữa ăn anh em Tám chỉ được khoảng dăm ba củ khoai. Cha Tám cũng ăn khoai. Họa hoằn lắm mới có tí gạo thì dành cho cha Tám và em út. Đói quá, ai cũng xanh xao vàng vọt, chết đến nơi rồi. Tám thương cha, thương anh chị, thương em, nhưng không làm gì để giúp gia đình được. Cuối cùng Tám quyết định đi ở làm thuê.
    
 Một hôm Tám lên chợ Mới ở thôn Minh Lệ, cách nhà Tám năm cây số, hỏi xem có ai thuê ở không. Tám được biết ở Phú Mỹ, có thể có người cần thuê trẻ con ở chăn trâu. Tám gặp cô Tư, vốn là người hàng xóm lấy chồng ở Phú Mỹ, đang bán sắn ở chợ Mới. Cô ấy bảo cứ vào ở tạm nhà cô rồi tìm người thuê. Tám theo cô Tư, lên đò dọc, vào Phú Mỹ. Tám lên đò nhưng cứ dán mắt về phía chợ Mới, về phía xóm làng mờ xa kia. Tám bắt đầu cảm thấy nhớ nhà. Không biết bao giờ cho hết cơ cực để Tám trở về với gia đình, với người cha thân yêu.
         
Đến Phú Mỹ, Tám ở tạm nhà cô Tư. Vài hôm sau có người thuê. Đó là anh Khản, con rể ông Ân. Anh Khản mới lấy vợ, ở riêng, mới có một đứa bé, neo người nên phải thuê đứa ở. Công việc của Tám là chăn trâu và dắt trâu kéo gỗ từ rừng sâu về nhà. Từ đó Tám không có thông tin gì ở nhà nữa. Một hôm có anh Hoàng, em anh Khản đến chơi, hỏi hoàn cảnh nhà Tám. Anh ấy hỏi, ông cụ có bị giam không. Tám nói không. Anh nói, đấy là mới giảm tô thôi, tiếp theo đây họ làm mạnh lắm. Anh Hoàng ở ngoài Hà Tĩnh mới về nên anh biết.

Tám bỏ đi, cả nhà đi tìm. Một hôm Tám thấy mẹ kế đến nhà anh Khản, không biết làm sao bà biết Tám ở đây. Bà cho biết cha Tám đã bị bắt giam. Tám thương cha, Tám khóc.

Núi cao gặp hổ

Như thường lệ, hôm đó Tám dắt trâu theo ông chủ vào rừng sâu. Sau khi ông chủ và mấy người lớn đốn xong gỗ, chuẩn bị dây đeo ách cho trâu, Tám dắt trâu đến quàng ách vào để kéo gỗ về. Giữa rừng đại ngàn, đi sâu khoảng vài ba cây số là có cây cao to vài chục mét, có cây người ôm không xuể. Cây gỗ Tám sắp cho trâu kéo, dài hơn chục mét, đường kính khoảng hơn ba gang tay người lớn.

Tám dắt trâu đi theo đường kéo gỗ. Đường này do kéo gỗ lâu ngày và do nước mưa xói nên bị bào mòn xuống thành cái rãnh, sâu ngang vai người. Tám cầm dây thừng buộc mũi trâu đi trước, đằng sau là con trâu kéo khúc gỗ to dài. Mỗi khi qua chỗ dốc, khúc gỗ lăn bịch bịch theo chân trâu. Đi được một quãng thì đến khu vực nhiều bụi rậm. Đang đi, bỗng nhiên Tám nghe tiếng “uỵch” một cái rồi ngất luôn, không còn biết gì nữa. Khi Tám tĩnh lại thấy mình đang nằm trên bãi cỏ, máu tràn đầy mặt mũi, quần áo bị chà xát rách bươm và bê bết máu. Toàn thân Tám bị bong cợp hết da, máu ứa đầy người. Chung quanh là mấy người lớn. Họ lấy thuốc lào và lông d. đắp vào vết lõm trên trán Tám. Tám sờ lên trán mới biết trán mình bị móp xuống, một bên vết thương xương nhô ra. Con trâu đã giẫm lên đầu Tám. Mấy người lớn nói, thủng trán rồi. Họ vội vàng cõng Tám về nhà. Sau đó Tám lại ngất vì máu ra quá nhiều. Mọi người cứ nghĩ Tám chết rồi. Sáng hôm sau Tám mới tỉnh dậy, sờ lại vết thương mới biết trán bị móp, xương trán bị biến dạng, một khối xương nhô ra. Thỉnh thoảng ông chủ lại sờ người Tám rồi bôi đủ thứ vào trán mà ông cho là thuốc: thuốc lào, lông cu ly, lá cây rừng, lông d...

Ngày hôm sau Tám nghe người lớn kể lại, lúc Tám dắt trâu qua chỗ rậm, họ cách xa Tám, quãng này rất vắng. Tự nhiên họ nghe có tiếng sột soạt mạnh gần chỗ Tám dắt trâu, rồi tiếng trâu và gỗ lao đi huỵch huỵch. Họ chạy tới, thấy Tám nằm giữa vũng máu, người bị kẹt giữa đường rãnh. Thì ra lúc trâu qua đường vắng, một con hổ đã liều mạng xông ra, trâu vùng lên, nó bỏ chạy, trâu lao về phía trước, đạp lên đầu Tám, tiếp theo là khúc gỗ nặng hàng tấn chà qua người Tám. Cả thi thể Tám vo viên lại.

Mấy ngày sau vết thương rất đau, ngày một thêm đau, nhưng Tám thấy đầu óc bình thường, không có triệu chứng xấu gì về tư duy và trí nhớ. Mấy ngày sau vết thương bắt đầu se dần. Từ đấy Tám cứ xem như mình đã một lần chết. Sau này Tám còn gặp nhiều chuyện nguy hiểm tính mạng nữa, nhưng rồi qua, nhiều lúc do sự nhanh trí, nhưng đa phần là do may mắn. Tám có cảm giác, có một vị thần linh nào đó, đang ngày đêm phù hộ cho Tám. Tám thầm cản ơn ngài.

Sau khoảng một tuần, Tám lại đi chăn trâu như thường lệ. Thấy Tám, bọn trẻ cùng chăn trâu xúm lại. Chúng nó bảo, nghe nói mày bị lòi óc ra mà không chết. Đứa thì bảo, nghe nói khi mày bị trâu giẫm người ta thấy óc mày lõng bõng, người ta phải lấy áo bịt lại để khỏi trào ra. Có đứa nói như một cụ già: Số mày hổ vồ trâu dẫm mà không chết, chắc rồi sống lâu lắm. Mười ba tuổi đầu, phải nếm cái đắng cay nhất của cuộc sống. Sau này, nhờ có chí học hành, Tám có bằng cấp, có vài cống hiến có giá trị cho đời, nhưng cứ nghĩ đến những ngày gian khổ đó, Tám càng căm hờn bọn lãnh đạo.



Giành lại nhà

Trong cải cách ruộng đất gia đình Tám bị chiếm hết nhà cửa. Mấy anh chị em Tám bị đuổi ra một cái chòi tranh dột nát. Không giường chiếu, không nồi niêu bát đũa. Áo quần rách bươm, lạnh thấu xương, đêm thường không ngủ được, phải nhặt lá và que khô nhóm lửa sưởi. Không còn gì để ăn. Hai anh Tám phải vào tận rừng nhặt hạt dẻ hoặc gánh củi bán.

Bố mẹ Tám có hai cái nhà, một cái nhà lớn và một cái nhà bếp rộng. Nhà lớn ba gian hai hồi, kiểu cổ, cột lim, các vì kèo đều chạm trổ, lợp ngói nam. Nhà lớn vẫn nguyên còn nhà ngang bị chia cho nông dân Trọng, đã bị dỡ mang về xóm dưới. Nền đất nhà ngang còn lại chúng cho mẹ con mụ Ròn dựng nhà. Nhà nậy có hai hộ ở: Vợ chồng lão Tấu và vợ chồng lão Thường. Lão Tấu là bộ đội phục viên. Vợ lão là con một bà làm nghề buôn thúng bán mẹt ở xóm trên. Lão Thường con ông Thùy. Bố ông Thùy là con nuôi cố nội Tám.

Sau khi “sửa sai” một thời gian, hai anh lớn của Tám đều ra Hà Nội học. Ở nhà, chỉ còn Tám, mới hơn mười ba tuổi, em út tám tuổi và chị Năm. Không còn ai làm chỗ dựa, mọi việc lúc đó Tám tự quyết định tất cả. Chị Năm lớn, nhưng con gái, với lại chị cũng buồn vì phải xa con. Đã vào thời kỳ sữa sai, dư luận thương tiếc cha Tám ngày một xôn xao trong thôn xóm. Trước những dư luận đó, Tám hỏi ý kiến của Chị Năm, thím Ấm và một vài nhà thân tín. Họ đều đồng ý với quyết định của Tám là giành lại nhà.

Tám chuẩn bị một cái dao bầu đã mài sáng loáng. Nhân hôm hai lão đàn ông đi vắng, Tám vác dao xông sang, đi sau Tám là chị Năm, ôm theo một đống áo quần, chăn chiếu. Vào nhà, Tám đứng ngay ở gian giữa, cúi mặt vào trong, vái ba vái rồi quay mặt ra cầm dao bầu giương cao, như sẵn sàng xông trận. Chị Năm để chiếc chiếu xuống nền nhà, ngay gian giữa rồi trãi ra. Chị quỳ xuống quay đầu vào phía trong nhà vái như Tám. Mặt Tám đỏ lừ, giá như lúc đó có kẻ nào ngăn cản, Tám sẵn sàng chém. Tám cứ đứng như thế. Chị Năm lần lượt mang các thứ từ bên nhà thím Ấm sang: nồi niêu, bát đũa.... Tối đó Chị Năm, Tám và em út ở gian giữa. Hai gia đình nông dân ở hai bên. Mấy hôm đầu hai gia đình Tấu và Thường có vẻ khó chịu, nhưng sau đó xịu dần và đối xử bình thường với chị em Tám. Khoảng một tháng sau thì gia đình Tấu rút lui. Lúc rút Tấu lấy luôn cái rương, vốn là của nhà Tám từ trước. Tám sơ ý không giử lại.


Sau khi gia đình Tấu rút lui, gia đình Thường cũng bắt đầu tính kế rút. Sau hơn hai tháng thì chị em Tám lấy lại hoàn toàn nhà lớn. Sau khi lấy lại được nhà lớn rồi, Tám định đuổi mẹ con mụ Ròn. Nhưng mẹ con mụ không còn nơi nào để ở. Cứ thế mụ lần lữa mãi. Hơn nữa, mụ có chút bà con, nên Tám không nỡ mạnh tay. Sau khi có toàn bộ nhà, mẹ kế Tám cũng về. Cả nhà quét dọn, mời ông Cửu lên làm lễ, mời ông bà về. Một thời gian sau chị Tư về quê. Chồng chị ấy có nói, sao không để họ trả, mà lại đi giành. Tám rất bực, vì, may mà Tám giành lại nhà, nếu không nhà cũng mất hoặc bị phá hỏng hết.

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

CẤM VIẾT BẬY


Năm 1961 tôi học lớp 8, trọ ở một nhà dân đằng sau ty Văn hóa của tỉnh Quảng Bình. Thỉnh thoảng hay ra phòng hội trường của ty này chơi. Vì ở đây có ông Dương Tử Giang, trưởng ty, là bạn của cha tôi. Ở phòng hội trường này có tờ báo tường rất to và đẹp. Thời đó, ở các cơ quan trường học hay có báo tường. Vừa xem lướt qua tôi để ý ngay một bài báo của ông Dương Tử Giang. Ông mô tả lại hiện tượng ở một cánh cửa nhà xí: Trên cùng cùng cánh của có chữ ghép đôi:
“ Toàn + Lan”.
Dưới đó có ngay một dòng:
“Cấm viết bậy”
Hôm sau, dưới đó  lại có một dòng:
“Cấm viết bậy ở đây”
Cứ thế, cả cánh cửa chi chít dòng “Cấm viết bậy”, “Cấm viết bậy ở đây”...”Thằng nào viết bậy là mất lich sự”, “Tiên sư thằng nào viết bậy”...
Cuối bài báo ông Giang viết:
“Những thằng viết bậy luôn dạy người khác đừng viết bậy”.
Ông Dương Tử Giang lấy một hình ảnh có thực, và có vẻ như là chuyện trẻ con,  để nói đến một hiện tượng cũng rất có thực, có vẻ như là chuyện của người lớn, của mấy thằng to đầu, cái loại vừa “to đầu” vừa “nhỏ dái”, tức là cái loại người vừa dại vừa khôn.