Translate

Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

BỐN BỒ CHỮ



Có tài liệu ghi ông Cao Bá Quát nói: Nước Nam có bốn bồ chữ, thì ông giữ hai bồ, Cao Bá Đạt anh của ông và Nguyễn Văn Siêu bạn ông giữ một bồ. Còn lại một bồ thiên hạ chia nhau. Có người nói ông hơi ngạo mạn. Tôi không quan tâm chuyện đó lắm. Mỗi người mỗi tính cách, đừng làm hại ai là được.  Bây giờ ta thử lượng hóa hai bồ chữ của họ Cao có dung lượng thông tin là bao nhiêu.

Mỗi quyển sách, với cỡ chữ 11 -14, dày trung bình 500 trang có dung lượng không quá 2Mb. Cứ cho mỗi bồ có 1000 cuốn sách. Dung lượng thông tin mỗi bồ là 2Mb x 1000 = 2Gb. Hai bồ chữ của ông Quát có dung lượng là 2Gb x 2 = 4Gb. Với lượng chữ 4Gb, so với ngày này, thì không nhiều. Hiện nay, ngay cả học sinh phổ thông, với cái USB 4Gb, không thể nào chứa hết tài liệu học tập của họ. Đấy là chưa nói đến hàng trăm Gb lưu giữ trong máy tính, hàng nghin Gb lưu giữ trên mạng. Phân tích thế để thấy, trí thức dân tộc ta phát triển quá nhanh. Với 4Gb thôi, nhưng ông Cao Bá Quát đã nổi danh là một người tài giỏi thông minh. Chỉ có điều hơi ngang ngang một tý, không chấp nhận cái thực tế xã hội thời đó.

Ông Cao Bá Quát (1809 – 1855), người làng Phú Thị, Gia Lâm Hà Nội. Nổi tiếng về thơ văn, vua Tự Đức cũng tỏ ý khen tài văn chương của ông. Cao Bá Quát thi hương đỗ Á nguyên, nhưng thi hội không đõ. Ông làm quan bộ Lễ, bị trọng tội, bị giam, bị thải hồi, sau đó lại được hồi quan, làm ở Viện Hàn Lâm. Tại đây ông chơi thân với Nguyễn Hàm Ninh (người xã Phù Hóa cách làng tôi 3 cây số). Sau khi gặp nhau hai người tâm đầu ý hợp. Hợp về tính cách văn chương, về nhân sinh quan. Hai gười trở thành bạn thơ của nhau. Về sau Cao bá Quát làm quốc sư cho cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương ở Quốc Oai, chống triều đình Tự Đức. Ông bị bắn chết lúc xông trận. Ông để lại trên 1000 bài thơ và vô số giai thoại về ông. Nghe nói Cao Bá Quát và Nguyễn Hàm Ninh đã từng dạo gót dọc sông Gianh, giao lưu văn chương rất tâm đắc.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét