Translate

Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2015

TIẾN HÓA HẤP DẪN TRONG SINH HỌC PHÂN TỬ - PHẦN KẾT LUẬN



1. Tiến hóa sinh học có xu hướng tạo nên những hình thái tiếp xúc tối đa với môi trường - xu hướng Smax. Nhưng vật chất sống lại có xu hướng tăng độ ngưng tụ - xu hướng Smin. Sinh hệ luôn luôn “cân nhắc” hai xu hướng này để tổ chức lại vật chất, tạo ra hệ nhiệt động tối ưu cho từng hoàn cảnh.
Xu hướng Smax có thể do cơ chế chọn lọc tự nhiên tạo nên. Nó là hệ quả tương tác giữa môi trường và cơ thể. Thế nhưng, xu hướng Smin diễn ra dưới áp lực nào?
2. Trong vũ trụ, từ kỷ nguyên Planck đến khi hình thành môi trường nước trên Trái đất, tồn tại hai xu thế ngưng tụ vật chất: Xu hướng ngưng tụ suy biến, dẫn tới hình thành các thiên thể có mật độ vật chất siêu cao và xu hướng ngưng tụ nguyên tố, dẫn đến hình thành trên 100 nguyên tố hóa học và các hợp chất đơn giản.
Sự tổng hợp các nguyên tố được duy trì nhờ phản ứng hạt nhân. Lực hấp dẫn có xu hướng đẩy vật chất tiến tới sụp đổ. Phản ứng hạt nhân chỉ là hệ quả của lực hấp dẫn khi nén vật chất đến nhiệt độ quá cao, nhưng lại trở thành lực chống hấp dẫn. Tiến hóa vũ trụ đã xảy ra nơi tranh chấp giữa hai thế lực. Lực hấp dẫn là động lực tiến hóa vũ trụ, hình thành thiên hà, hình thành sao, hình thành nên môi trường nước trên Trái đất.
3. Môi trường nước tạo nên ba điều kiện cần thiết để có quá trình ngưng tụ amphiphilic và sự sống ra đời: Ổn định nhiệt độ bề mặt Trái đất ở miền 300K, hòa tan các chất làm cho chúng có cơ hội tiếp xúc nhau, chống lại lực hút Trái đất, là môi trường để các chất amphiphilic tiến hóa ngưng tụ dẫn tới hình thành sự sống.
        4. Ngưng tụ amphiphilic cũng diễn ra nơi tranh chấp giữa hai xu thế: Hòa tan do có nhóm phân cực và ngưng tụ do có nhóm hydrophobic. Do hiệu ứng hydrophobic, hay nói rộng hơn, do tuân thủ định luật II, mà vật chất đã ngưng tụ lại để hình thành sự sống. Tiếp đó sự sống đã vận dụng định luật II một cách khá tinh vi để tổ chức lại vật chất, có cấu trúc linh động, có khả năng vận chuyển và bảo toàn năng lượng với hiệu suất rất cao. Điều đó chỉ có thể xảy ra đối với các phân tử amphiphilic trong môi trường nước và ở miền 300K.
5. Hấp dẫn là bản chất của vật chất, nó xuyên suốt lịch sử tiến hóa vũ trụ và là động lực ngưng tụ phân tử trong quá trình tiến hóa sinh học. Tiến hóa vật chất nói riêng, và các quá trình tiến hóa nói chung, luôn luôn diễn ra nơi ranh giới giữa hai hoặc nhiều chiều hướng khác nhau, đó là trạng thái gần cân bằng. Ở đó tốc độ mọi quá trình chậm lại nên tạo điều kiện cho tiến hóa lựa chọn trạng thái có lợi nhất, đồng thời cũng sẵn sàng đập vỡ cái cấu trúc không tối ưu vừa hình thành.
6. Tiến hóa sinh hệ là quá trình ngưng tụ hydrophobic, hướng về miền có lợi nhiệt động, miền 300K. Trong khi đó Trái đất đang nóng lên. Vì thế, một tai họa “Chết nhiệt phi Clasius” có thể xảy ra đối với sinh hệ, nếu không có biện pháp ngăn ngừa.
7. Tiến hóa và ý thức hệ: Từ cách nhìn của tiến hóa tự nhiên: Sự tự tổ chức hay là sự hoàn thiện cấu trúc là bản chất của tiến hóa, nhằm hướng tới một trạng thái bền vững và chuyển hóa năng lượng có hiệu quả hơn. Có thể xem xã hội loài người như một hệ nhiệt động. Mỗi cá nhân hay mỗi gia đình là những cấu tử trong đó. Mỗi cấu tử là một “phân tử amphiphilic”. Nó mang hai đặc tính trái chiều: Tư hữu và Nhân văn. Tiến hóa xã hội là quá trình tự tổ chức lại các cấu trúc hài hòa hai đặc tính đó của mỗi thành viên trong xã hội.

1 nhận xét:

  1. bác ơi! cháu muốn mua sách này ạ! Bác có thể liên hệ với cháu qua số 01629932180 được không ạ? Xin cảm ơn bác!

    Trả lờiXóa