Translate

Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013

RỔ HÀNH



Năm 1957, tôi trở lại trường học, vào lớp 3, do thầy Trực chủ nhiệm. Thầy với tôi có một kỷ niệm khó quên. Nói đúng hơn là tôi khó quên, còn ông ấy dễ quên, không muốn nhắc lại, không muốn nhìn thấy tôi. Ông Trực học hết lớp 5, đi học thêm gì đó rồi dạy cấp 1.

Trong thời gian cải cách ruộng đất, nhà tôi bị chúng nó bao vây triệt để. Chúng cấm người trong nhà giao tiếp với ai bên ngoài, cấm người bên ngoài liên hệ với gia đình tôi. Lúc đó tôi là người bé trong nhà. Chị Cúc nghĩ rằng tôi có thể ít bị bọn cải cách ruộng đất để ý, nên bảo tôi đi bán hành. Nhà không còn rổ đựng hành, phải dùng cái lồng bàn. Tôi đang bê hành đi về phía chợ Mới, đến giữa cánh đồng Hòa Ninh thì gặp anh nông dân Trực. Trực bảo tôi mày con địa chủ đi phân tán tài sản rồi cướp rỗ hành của tôi. Tôi xin mãi hắn không cho. Tôi về kể lại, cả nhà khóc, vì sáng hôm đó nhịn đói.

Đến năm 1957, tôi đi học lớp 3 trở lại. Thật quá đen đủi, kẻ cắp gặp bà già. Đấy là nói bóng thôi, chứ tôi không phải bà già, “thầy” lại là kẻ cướp chứ không phải kẻ cắp. Học với Trực, nhưng tôi cứ ấm ức, tôi luôn bị điểm kém. Trực luôn tìm sơ hở của tôi. Có lần Trực định đuổi tôi, không muốn tôi học ở trường này, Trực ngại sự hiện diện của tôi. Tôi thì cố giử kín chuyện rỗ hành, nhưng nhiều lúc cũng không giấu nổi. Nhiều hôm bực quá, nghĩ lại chuyện cũ càng bực, tôi thét lên “trả rổ hành cho em”. Trực nghe, vội lẫn đi nơi khác. 

Thật buồn cười, những con người ăn cướp như Trực lại được mấy ổng cho đi làm thầy. Tôi nghĩ: Chắc rồi “Thầy ra thầy  trò ra trò”. Câu hỏi đó cứ theo tôi, từ lúc học cấp 1 cho đến lúc có học vị cao, cho đến khi bước lên khán đài nhận những phần thưởng và danh hiệu cao quý của khoa học công nghệ, của khoa học nhân văn.

1 nhận xét:

  1. khi đi học, những người không cãi lại thầy cô mới chỉ là trò ngoan thôi chứ chưa chắc đã trở thành trò giỏi . cháu đã gặp những người thầy mà cháu cho rằng vì cái số của họ được làm thầy thôi.

    Trả lờiXóa