Translate

Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013

HAI QUẢ BẦU (Hồi ký)



      Vừa kết thúc cuộc họp bảo vệ luận án tiến sỹ cho một anh trong viện Hóa học, tôi vội vàng ra cổng viện, đi xe ôm về Cầu Giấy để bắt ô tô buyt về nhà cho nhanh. Chiều tôi phải bay vào Sài Gòn, vì có hẹn với anh Tư Phùng ở Long An vào sáng mai. Trả tiền, trả mũ bảo hiểm cho ông xe ôm xong, tôi nhảy vội lên xe 27 cũng vừa đến. Ghế ngồi đã kín nhưng may quá có một cháu nhường chỗ ghế một ngang giữa xe. Tôi cảm ơn cháu rồi ngoái lại phía sau: Rất đông các cụ bà mặc áo nhà chùa vừa đi lễ về. Bà nào cũng cầm một cành lá vàng, môi đỏ tươi vì trầu, vẻ mặt rất hân hoan, chắc là xin được nhiều “của rơi của vãi” của thánh thần.
       Tôi vừa ngoái cổ lại về hướng trước, một cô bé đã đứng trước mặt tôi, cách hai hàng ghế. Không còn ghế, cô phải đứng, hai tay giơ lên bám vào thanh vịn tay phía trên đầu. Một số người đến sau đều đứng ở phía sau, vì thế các cụ bà nhìn thấy rất rõ cô bé trước mặt tôi.
       Cô bé rất trẻ, khoảng 19 - 20, chắc là không phải người Hà Nội. Cô ta mặc cái quần nữ kiểu mới, trễ rốn, áo thì mõng và ngắn. Hai tay cô phải bám vào thanh vịn trên cao, vì thế ngực ưỡn ra. Hai quả bầu hơi quá cỡ của cô neo buộc không kỹ lắm, cứ đánh nhịp theo bánh xe lăn. Cô ta đứng ngược sáng so với chỗ tôi và các cụ bà chùa nên nhìn rất rõ hình dáng và làn da trắng hồng mờ mờ dưới làn áo của hai quả bầu. Mục tiêu ấy luôn di động nên rất dễ dập vào mắt người ngồi sau. Với cái nhìn của một nhiếp ảnh gia, tôi trân trọng cái khoảnh khắc này, nhưng không dám nhìn kỹ, cứ giả vờ nhìn sang chỗ khác, thỉnh thoảng mới liếc qua. 
      Nhìn hình ảnh đó, các bà phía sau rất khó chịu. Một bà bắt đầu lên tiếng:
-          Cô kia ơi, ngồi gọn vào cho người ta đi.
Cô bé vờ như không nghe tiếng. bà kia lại nhắc lại;
-          Cô kia ơi...
Cô bé liếc nhìn mấy hàng ghế nhưng không còn chỗ, cứ đứng vậy. Thấy cô bé vẫn đứng, các bà bắt đầu nhao nhao:
-          Cô kia ơi...
-          Cô kia ơi...
-          Cô kia ơi...
Cô bé không nhúc nhích. Các bà bắt đầu đỏ mặt đỏ mày, dùng đủ ngôn từ dành cho cô bé.  Từ vẽ từ bi của kẻ vừa bước ra khỏi cửa thiền, bây giờ lộ rõ nguyên hình “sư tử Hà Đông”. Bị tấn công vô cớ, cô bé càng phớt lờ, mặc kệ.
       Thấy cảnh vậy, tôi quay mặt ra phía sau:
-          Các bà buồn cười nhỉ, cô ta đứng đấy việc gì phải lắm lời, các bà không thích, có người khác thích thì sao.
Ối trời ơi, chắc các bạn không tưởng tượng nổi những ánh mắt căm hờn lúc đó đang chĩa vào tôi. Đủ thứ lời hắn học ném vào tai tôi:
-          Các ông cái gì mà chẳng thích, tiền tham nhũng thiếu gì.
Các bà ấy nói vậy vì tôi rất giống một ông tham nhũng: Cái cặp da mới mua ở Bờ Hồ giá sáu trăm ngàn đồng, áo quần vét vừa là, sơ mi trắng phía trong, cà vạt hoa xanh hồng, trên túi ngực còn lộ một phong bì tiền bồi dướng, do cô Lan Anh vừa nhét vào cho tôi lúc kết thúc cuộc họp.
          Thấy các bà lắm chuyện, tôi bắt đầu chọc tức:
-          Các bà bảo ai tham nhũng, tiền trong kho bạc nhà nước, phải có mưu có mẹo mới lấy ra được, các bà lười không chịu động não, làm sao tiền về nhà.
Thế là một cuộc khẩu chiến không cân sức bắt đầu. Các bà nhà chùa đông, tự do dùng đủ lời. Tôi một mình, lại phải dùng từ chọc tức chuẩn, sợ lỡ miệng.
Sau khi không còn đòn gì nặng hơn một bà tuyên bố:
-          Được rồi, được rồi, cứ chờ đấy, có ngày đeo còng.
Không ngờ lại gặp một “ông tham nhũng” trơ trẽn như thế, các bà cũng chẵng biết nói gì thêm, ngoài câu:
-  Thôi không thèm nói với bọn tham những nữa.
Vừa lúc đó xe dừng, các bà giục nhau xuống, lúc qua chỗ tôi, không quên ném vào mặt tôi một cái nhìn hằn học. Bà xuống sau cùng còn ngoái cổ lại:
-          Chào ông tham những nhé.
Tôi trông cho các bà xéo để nhìn lại hai quả bầu. Nhưng không ngờ, khi các bà xuống hết, tôi ngoảnh mặt về phía trước, hai quả bầu đã biến đâu mất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét