Translate

Chủ Nhật, 10 tháng 2, 2013

NĂM RẮN, NÓI CHUYỆN THƠ NGỤ NGÔN "RẮN"



Về nguồn gốc bài thơ “Rắn”, có giai thoại kể:
Ông Vũ Công Trấn và Lê Phú Thứ  (cha Lê Quý Đôn) là bạn cùng đỗ Tiến sĩ khoa Giáp Thìn 1724. Nhân hôm đến thăm bạn, Tiến sỹ Trấn ra đầu đề  “ Rắn đầu biếng học” để thử con bạn. Ít phút sau Lê Quý Đôn đọc ngay bài thơ “Rắn”:
 Chẳng phải lìu điu vẫn giống nhà
Rắn đầu biếng học ắt không tha
Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ
Nay thét mai gầm rát cổ cha
Ráo mép chỉ quen trò lếu láo
Lằn lưng chẳng phải vết roi da
Từ nay  trâu lỗ  xin siêng học
Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia.
Chú thích:
- Liu điu: Rắn có nọc độc sống ở ao hồ, ăn ếch nhái
- Hổ lửa: Rắn độc có khoang, màu đỏ như lửa
- Mai gầm: Rắn cạp nong, có nọc độc, thân có nhiều khoang đen, vàng xen kẻ nhau. Có loại rắn nữa gọi là cạp nia – thân có nhiều khoang đen trắng, nhưng bé hơn cạp nong.
- Rắn ráo: Rắn nhỏ, sống trên cây, săn bắt chuột.
- Lằn: Tức là thằn lằn, một loại bò sát gần với rắn, có bốn chân, thân có vẩu, sống ở bờ bui, ăn sâu bọ.
- Trâu lỗ: Một loại rắn nhỏ, sống ở ao hồ, chuyên rình bắt gà con.
Trâu, Lỗ còn có nghĩa là nước Trâu quê của Mạnh Tử và nước Lỗ quê của Khổng Tử.
- Hổ mang: Rắn độc có thói quen ngẩn cao đầu, bạnh da cổ để đe dọa kẻ địch.
Đây là bài thơ ngụ ngôn, lấy đề tài “Rắn” để khuyên trẻ việc học hành.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét