Translate

Thứ Tư, 6 tháng 2, 2013

QUÊ HƯƠNG NGUYỄN HÀM NINH



Gặp gỡ mặn ngọt

Ở miền Trung nước mặn thường không xâm nhập sâu vào nội địa như miền Nam. Bởi vì sông miền Trung có độ dốc lớn. Ví dụ, ở sông Gianh nước mặn chỉ vào đến Phù Hóa, cách của biển chỉ 10 -15 cây số. Trong khi đó, vào mùa khô, nước mặn sông Tiền Giang có thể xâm nhập đến Mỹ Tho, cách cửa Đại gần 50 cây số. Đặc điểm chung của các con sông miền Trung là rất hung dữ về mùa mưa lũ. Nơi đây đồng bằng hẹp, tỷ lệ rừng núi đất dốc lớn, hể mưa to là có lũ lụt. Hầu như năm nào cũng có lũ lụt miền Trung. Mưa tiểu mãn vào cuối tháng 5 dương lịch thường không lớn, ít khi gây lũ lụt. Ngược lại, đó là một nguồn lợi lớn mà ông trời ban tặng cho người dân nơi này.

 Đặc sản chắt chắt

Hàng năm, sau các cơn mưa tiểu mãn. Dòng nước ngọt của Rào Nậy hối hả từ thượng nguồn về, đến xã Phù Hóa huyện Tuyên Hóa thì gặp nước mặn. Do nồng độ muối cao, tất cả các hạt keo lơ lững trong phù sa bị phá hủy. Các chất dinh dưỡng lắng đọng xuống đáy sông. Sau dó một thời gian ngắn, độ nửa tuần trăng, hàng tỷ con chắt chắt xuất hiện dưới đáy sông. Người ta ví chắt chắt như là những đứa con ra đời sau cuộc hoan lạc thắm thiết giữa nàng nước mặn từ biển lên và chàng trai nước ngọt từ rừng núi xuống. Chắt chắt giống hệt con hến, nhưng kích thước bé như hạt gạo. Nó thuộc loại nhuyễn thể hai mãnh võ, có tên khoa học là Bivalvia. Vào lúc này người dân Phù Hóa và các vùng lân cận ra sông khai thác. Chắt chắt thường sống trong vùng nước lợ. Một số nơi khác cũng có chắt chắt, ví dụ như ở làng Mai Xá, xã Gio Mai, huyện Gio Linh tỉnh Quảng Trị,nơi gặp gỡ của sông Thạch hãn và sông Hiếu.

 Chế biến chắt chắt

Chắt chắt khai thác dưới đáy sông lên còn dính nhiều bùn. Trước hết là làm sạch, bằng cách cho vào rỗ, dùng chân đạp rồi đãi trong nước sông. Sau đó chắt chắt vào nồi, đun lửa nhỏ. Khi hai mãnh vỏ vừa tách ra, người ta lấy đũa khuấy cho ruột tách ra khỏi vỏ. Phần ruột này, tiếng địa phương ở Mai Xá Quảng Trị gọi là”mặt”. Khi tất cả chắt trong nồi đã há vỏ, người ta gạn lấy nước luộc để riêng, còn phần cái (vỏ và ruột) mang ra sông đãi (tiếng địa phương gọi là “trơi”) để tách vỏ khỏi ruột.

  Nước luộc chắt chắt rất ngon, thường dùng để nấu canh, nấu cháo. Ruột chắt chắt được nắm lại, rồi dùng để chế biến nhiều món ăn. Món ưa thích nhất là xào mỡ, có thêm gia vị răm hành, hạt tiêu, ớt... rồi ăn với bánh đa nướng, ngon tuyệt vời. Ngày hè, đi đâu về, húp bắt canh chắt chắt, ăn bánh đa kẹp với ruột chắt chắt, tự nhiên cái mệt mỏi tiêu tan đâu hết. Chắt chắt là mó đặc sản nổi tiếng vùng Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.

 Hến có tên khoa học là Cyrena sumatrenis, còn chắt chắt thì tôi không rõ. Hiện nay có nhiều tài liệu nói về giá trị dinh dưỡng và tác dụng thuốc của hến, nhưng chắt chắt thì chưa thấy có. Thịt hến có tính hàn, có tác dụng dưỡng âm, lợi tiểu, hoạt tràng, thông khí, mát gan, thanh nhiệt, giải độc. Vỏ hến có tác dụng cố tinh, long đờm, chống nôn, tan hạch. Hến là thực đơn tốt cho người bị bệnh tiểu đường, lại có khả năng bổ trợ cường dương vì cung cấp thêm chất kẽm... Chắt chắt là họ hàng gần gủi với hến, chắc chắn sẽ có người nghiên cứu về tác dụng dinh dương và tác dụng y học của nó.

 Nguyễn Hàm Ninh

Nói đến xã Phù Hóa chắt chắt này không thể không nói đến danh nhân văn hóa của Quảng Bình – ông Nguyễn Hàm Ninh. Ông ra đời tại thôn Phù Ninh, nay là xã Phù Hóa. Sau đó sang ở làng Trung Ái (tức là Trung Thuần, xã Quảng Lưu, huyện Quảng Trạch ngày nay). Có lẽ ra đời ở thôn Phù Ninh nên ông bố mẹ đặt tên ông là Ninh. Ông nổi tiếng là người hay chữ, là bạn thơ của Cao Bá Quát. Ông đổ thủ khoa (giải nguyên) kỳ thi hương năm Tân Mão (1831), lúc ông 23 tuổi. Cuộc đời ông đầy sóng gió và từng giử nhiều chức khác nhau: dạy quốc học, tri huyện, trước tác viện hàn lâm.... Cuối cùng ông bị bãi chức. Ông để lại nhiều bài thơ chữ Hán và thơ chưa Nôm, trong đó có bài “ Răng cắn lưỡi” :

 Lúc tớ ra đời, chú chữa sinh

Chú sinh khi ấy tớ là anh

Ngọt bùi chẳng nghĩ cùng chung hưởng

Cốt nhục cớ sao nở đứt tình.


Đề tài này do vua Tự Đức ra, khi ngài ăn tiệc răng cắn phải lưỡi. Nguyễn Hàm Ninh muốn mượn đề tài này để nhắc tới chuyện Tự Đức hãm hại Hồng Bảo, người anh cùng cha khác mẹ. Tự Đức khen hay, thưởng mỗi câu một lạng vàng, nhưng thơ có ý châm chọc vua, phạt mỗi chữ một roi về tôi khi quân. Giả sử bây giờ cũng có người phạm tội như Nguyến Hàm Ninh thì bị tội gì.


Trong cuốn “Đại Nam chính biên liệt truyện” do Cao Xuân Dục làm tổng biên có đoạn ghi: Hàm Ninh lấy văn học nổi tiếng. Về thơ văn thời trầm tĩnh, hùng mạnh, khi đè nén, khi phô trương, sở trường là thơ ngũ ngôn, Thương Sơn công (tức Tùng Thiện vương) vẫn thường khen. Nguyễn Hàm Ninh mất ngày 15 tháng 12 năm Đinh Mão, tức là ngày 09 tháng 01 năm 1868.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét